image banner
Sức mạnh từ các phong trào thi đua yêu nước
5 năm qua (2010 - 2015), Phong trào “Thi đua liên kết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn” gắn với Phong trào “Xây dựng nông thôn mới” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh tiếp tục được duy trì và ngày càng phát triển sâu rộng. Qua đó đã tập trung được nguồn lực và trí tuệ, góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông nghiệp, nông thôn.
 emoticon
 Các Công đoàn cơ sở luôn quan tâm, tạo nhiều sân chơi để công nhân, viên chức, lao động được giao lưu, học hỏ
Việc triển khai thực hiện Phong trào “Thi đua liên kết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nôn thôn” đã được các cấp công đoàn lồng gắn với Phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Nội dung thi đua hướng vào việc nghiên cứu đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng mô hình liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp; xây dựng hạ tầng đường giao thông, thủy lợi, điện, nước, trường học, trạm xá, các công trình thủy lợi…

Công đoàn ngành nông nghiệp tỉnh đã động viên CNVCLĐ thường xuyên xuống các thôn được Ban Chỉ đạo các cấp phân công để nắm bắt tình hình cơ sở; đóng góp công sức, vật chất; ủng hộ cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi... Đặc biệt, các đoàn viên đã tích cực tham mưu triển khai các dự án sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao và có nhiều công trình nghiên cứu giúp nhân dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, hạ giá thành sản phẩm như: Giải pháp chọn tạo giống lúa lai cho năng suất cao, sinh trưởng ngắn ngày, chất lượng gạo ngon, khả năng chống chịu bệnh hại trên cây trồng tốt hơn giống lúa thông thường của nhóm cán bộ Trung tâm Giống Nông - lâm nghiệp tỉnh; giải pháp về ứng dụng công nghệ lọc áp lực trong các hệ thống cấp nước tự chảy, ứng dụng mô hình bể khí Biogas bằng vật liệu Composite đã góp phần cùng ngành văn hóa trong việc cải tạo tập quán lạc hậu…

Ở huyện Bát Xát, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện đã huy động đoàn viên công đoàn tham gia vào nhiều phần việc cụ thể giúp các xã hoàn thành nhiều nội dung trong xây dựng nông thôn mới. Đơn cử như năm 2012, giúp nhân dân xã Quang Kim nạo vét hơn 8 km kênh mương; hỗ trợ 59 hộ nghèo và cận nghèo chỉnh trang nhà cửa; xây dựng mới 49 nhà vệ sinh, 2 chuồng nuôi nhốt gia súc, với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng. Tương tự các năm từ 2013 đến nay, LĐLĐ huyện đều tổ chức các đợt hoạt động giúp đỡ các xã: Bản Qua, Trịnh Tường, Mường Vi, Y Tý, Dền Sáng làm đường bê tông xi-măng, xây dựng nhà văn hóa thôn, dọn dẹp vệ sinh môi trường, văn nghệ tuyên truyền xây dựng nông thôn mới… Trao đổi với chúng tôi, ông Ninh Quang Dương, Chủ tịch LĐLĐ huyện cho biết: Với việc tổ chức các hoạt động trên đã thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn tham gia, huy động nhiều nguồn lực giúp đỡ nhân dân các xã xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn của huyện Bát Xát.

Quá trình triển khai thực hiện, mỗi đơn vị, mỗi tổ chức Công đoàn đều có những cách làm khác nhau, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương và nhu cầu của nhân dân. Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch LĐLĐ huyện Mường Khương cho biết: Từ sự lãnh chỉ đạo và phát động phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn của LĐLĐ tỉnh, hằng năm, LĐLĐ huyện, thành phố và các tổ chức Công đoàn phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên Công đoàn, cán bộ, CNVCLĐ tham gia thực hiện các mục tiêu quốc gia, đề án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tạo việc làm, đào tạo nghề cho nông dân khi bị thu hồi đất; giúp xoá đói, giảm nghèo bền vững ở nông thôn, xoá nhà tạm, phòng, chống giảm nhẹ thiên tai… Riêng trong phong trào thi đua “Liên kết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn”, các cấp Công đoàn đã vận động cán bộ, CNVCLĐ giúp đỡ hàng tỷ đồng cho Quỹ “Ngày vì người nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”, xoá nhà tạm, xây dựng nhà tình nghĩa, mái ấm công đoàn… Ngoài ra, còn chủ động tham mưu với cấp ủy đảng, phối hợp cùng chuyên môn đồng cấp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; duy trì tốt việc tiếp đoàn viên, nhân dân gắn với tuyên truyền, phổ biến pháp luật… Đoàn viên công đoàn tại các phòng, ban chuyên môn của huyện đã tích cực tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về xây dựng nông thôn mới; kỹ thuật làm đường giao thông nông thôn, làm nhà vệ sinh và chuồng nuôi nhốt gia súc. Qua đó, giúp cho cán bộ cơ sở có năng lực trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức công đoàn trong nỗ lực giúp người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, đào tạo nghề cho nông dân khi bị thu hồi đất, đến nay trên địa bàn huyện đã xây dựng được 8 mô hình như: Cấy lúa Séng cù, nuôi lợn đen, trồng rau trái vụ; thành lập 2 hợp tác xã và 3 tổ hợp tác xã…

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Long, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh cho biết: Sau 5 năm triển khai thực hiện, phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với Phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” đã có sức lan toả mạnh mẽ; CNVCLĐ trong tỉnh đã vào cuộc với nhiều việc làm phong phú, đa dạng phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và tích cực ủng hộ tiền và hiện vật trị giá trên 18 tỷ đồng, cùng hàng nghìn ngày công lao động giúp nhân dân, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn trong tỉnh. Với nhiều hoạt động phong phú của đoàn viên công đoàn như: Tổ chức tuyên truyền giúp người dân thay đổi tư duy, phát triển kinh tế xoá đói, giảm nghèo; cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, tổ chức thu gom, xử lý rác thải, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng cảnh quan môi trường “Xanh - sạch - đẹp”… Các cấp Công đoàn trong tỉnh đã đảm nhận và thực hiện nhiều mô hình, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới, phát huy thế mạnh của từng địa phương trong chuyển đổi cơ cấu lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm, góp phần thiết thực trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạo việc làm cho hàng trăm lao động.



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1