image banner
Kinh nghiệm rút ra từ Hội thảo phát triển du lịch cộng đồng
Vừa qua Sở Văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng và định hướng khai thác, phát triển điểm du lịch cộng đồng Tả Van – Sa Pa nhằm nâng cao chất lượng điểm đến, triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án số 3/ĐA-TU của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2016-2020. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao du lịch, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa, lãnh đạo phòng Văn hóa thông tin thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa; Lãnh đạo Hiệp hội du lịch Tỉnh Lào Cai và một số doanh nghiệp du lịch, đơn vị lữ hành đến từ Hà Nội, Sơn La và trên 50 hộ kinh doanh loại hình du lịch Hom stay xã Tả Van huyện Sa Pa.

Vừa qua Sở Văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng và định hướng khai thác, phát triển điểm du lịch cộng đồng Tả Van – Sa Pa nhằm nâng cao chất lượng điểm đến, triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án số 3/ĐA-TU của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2016-2020. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao du lịch, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa, lãnh đạo phòng Văn hóa thông tin thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa; Lãnh đạo Hiệp hội du lịch Tỉnh Lào Cai và một số doanh nghiệp du lịch, đơn vị lữ hành đến từ Hà Nội, Sơn La và trên 50 hộ kinh doanh loại hình du lịch Hom stay xã Tả Van huyện Sa Pa.

Tại Hội thảo, lãnh đạo Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh Lào Cai đã phát biểu, đánh giá tóm tắt kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, theo đó, năm 2018, tỉnh Lào Cai đón trên 4 triệu lượt khách trong đó Sa Pa đón 2,7 triệu, thành phố lào cai đón 2,59 triệu lượt, kết quả đạt được có sự đóng góp không nhỏ của loại hình du lịch cộng đồng Sa Pa, trong đó có du lịch nghỉ tại nhà dân (Homestay) trên điạ bàn huyện, tập trung nhiều nhất ở xã Tả Van (95/300 hộ kinh doanh (Homestay) toàn huyện), loại hình du lịch này đã từng bước góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân và bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường sinh thái, giúp du lịch phát triển bền vững. Tại hội thảo, đã có nhiều ý kiến của các doanh nghiệp du lịch tham gia về chất lượng dịch vụ, vệ sinh môi trường, về nguồn nhân lực, về bảo tồn ảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nắm bắt thị hiếu của khách du lịch nội địa và quốc tế…

Thông qua ý kiến của các chuyên gia, các doanh nghiệp du lịch, có thể rút ra kinh nghiệm: Để phát triển du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm trước hết phải xuất phát từ lợi ích cộng đồng, dựa vào các tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa địa phương để khai thác phục vụ khách du lịch, nhằm mang lại thu nhập cho người dân trên cơ sở bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; Nhất thiết phải có sự định hướng chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, giúp người dân làm du lịch năm bắt thị hiếu, thị trường, thực hiện các quy định về kinh doanh du lịch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa các dân tộc. Chú trọng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, hướng dẫn viên, đào tạo ngoại ngữ cho cho các hộ dân kinh doanh du lịch (Homestay) để hướng dẫn phục vụ du khách.

Đối với thành phố Lào Cai, có nhiều lợi thế trong việc phát triển du lịch cộng đồng ở các xã Hợp Thành Tả Phời, đặc biệt các thôn Phìn Hồ, Ú Sì Sung, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu mát mẻ, ruộng bậc thang, các món ăn đặc trưng của địa phương, lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc, vốn dân ca, dân vũ truyền thống như hát giao duyên, hát then, kèn pí lè…sẽ là nơi lý tưởng hấp dẫn du khách đến với những làng bản vùng cao của thành phố Lào Cai, đây chính là tiềm năng, lợi thế để phát triển loại hình du lịch ăn ở tại nhà dân (Homestay) trên địa bàn thành phố Lào Cai./.

Trần Thị Bình

Trần Thị Bình



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1